Mở cửa 8:00-17:30: Thứ 2 - Thứ 6 Mở cửa 08:00-12:00: Thứ 7

Nắm rõ cảm xúc của bệnh nhân để đồng cảm và động viên tích cực

Từ thời điểm được chẩn đoán mắc ung thư, bệnh nhân có thể thấy mình có một số cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này là bình thường đối với bất kỳ ai được chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng, và điều quan trọng là phải nhận biết được những cảm xúc đó để biết cách vượt qua chúng.

 

 

I.Phản ứng cảm xúc của bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư

Từ thời điểm được chẩn đoán mắc ung thư, bệnh nhân có thể thấy mình có một số cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này là bình thường đối với bất kỳ ai được chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng, và điều quan trọng là phải nhận biết được những cảm xúc đó để biết cách vượt qua chúng.

 

Bệnh nhân có thể trải qua một số cảm xúc bao gồm:

 

Sốc

Việc có thái độ phủ nhận hoặc không biết phản ứng ra sao trước thực tế rằng mình bị ung thư là hoàn toàn bình thường. Sốc là cơ chế phòng thủ tự nhiên khi tâm trí của bạn không thể hiểu được một tình huống bất ngờ.

Một người bị sốc và phủ nhận kết quả chẩn đoán ung thư có thể sẽ từ chối tìm cách điều trị. Tâm trí của bạn đang cố gắng chấp nhận thông tin và không chắc chắn về việc bạn cảm thấy và phản ứng như thế nào tại thời điểm đó. Sẽ tốt hơn khi dành một chút thời gian để đương đầu với cảm xúc của bạn, nhưng hãy nhớ rằng bạn bắt đầu điều trị ung thư sớm hơn bao nhiêu thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn bấy nhiêu.

 

Sợ hãi

Sợ hãi là cảm giác tự nhiên của bất kỳ ai được chẩn đoán mắc ung thư. Nhiều người vẫn coi ung thư là căn bệnh chết người không thể chữa khỏi. Điều này có thể đúng trong quá khứ, tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong chăm sóc và điều trị ung thư, nhiều loại ung thư hiện có thể được điều trị và chữa khỏi.

Dù vậy, việc cảm thấy sợ hãi vẫn là điều bình thường bởi ung thư là một bệnh lý nghiêm trọng và bạn không biết điều gì sẽ xảy ra trong quá trình điều trị. Có rất nhiều câu chuyện được lan truyền về những ảnh hưởng nghiêm trọng của ung thư và việc điều trị ung thư. Cách tốt nhất để bạn vượt qua nỗi sợ hãi là tiếp nhận thông tin chính xác từ bác sĩ về những gì bạn có thể phải đối mặt trong và sau khi điều trị.

 

Giận dữ

Mặc dù các nhà khoa học đã có thể xác định những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư, nhưng hiện vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư phổ biến. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy tức giận vì bạn tin rằng mình không “đáng” bị mắc ung thư. Giận dữ là phản ứng thường gặp khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhưng điều quan trọng là phải quản lý cảm xúc này một cách lành mạnh và tránh trút giận lên gia đình, người thân.

Một phương pháp hiệu quả để kiểm soát cơn giận là chuyển năng lượng đó thành ý chí quyết tâm vượt qua căn bệnh ung thư và tiến tới hồi phục. Bạn cũng có thể giải tỏa cảm xúc bằng cách trò chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn đáng tin cậy, tham gia vào nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư.

 

Buồn bã

Buồn bã là cảm giác tự nhiên khi bạn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Đây là một trong những giai đoạn thường gặp nhất mà bạn sẽ trải qua trong hành trình ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn để nỗi buồn lấn át cuộc sống, bạn có thể cảm thấy chán nản, mất hứng thú với những sở thích của bản thân hoặc tự cô lập mình với những người khác.

Việc duy trì thái độ lành mạnh và tích cực có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục. Hãy cố gắng tìm hiểu những cách thức tốt nhất để giải tỏa nỗi buồn.

 

II.Tầm quan trọng của hỗ trợ tinh thần

Ung thư là một bệnh lý nghiêm trọng, và điều quan trọng cần nhớ là do công tác nghiên cứu và công nghệ y học không ngừng phát triển nên việc điều trị ung thư cũng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hành trình hồi phục sẽ dễ dàng.

 

Quá trình điều trị ung thư có thể mất một thời gian dài. Các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân về mặt thể chất là rụng tóc và phồng rộp trên da. Các tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và dẫn đến mệt mỏi, buồn nôn. Ngoài ra, ngay cả sau khi quá trình điều trị ung thư kết thúc, bệnh nhân ung thư vẫn phải quay lại khám sức khỏe định kỳ trong suốt quãng đời còn lại và phải cảnh giác với những dấu hiệu của ung thư tái phát.

 

Bạn không thể lúc nào cũng vui vẻ, đặc biệt là khi phải đối mặt với một căn bệnh làm thay đổi cuộc sống như ung thư. Điều quan trọng là bạn phải học cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân và luôn giữ được niềm hi vọng lạc quan về quá trình điều trị và hồi phục.

Thật khó để chiến đấu với ung thư nếu chỉ có một mình. Mặc dù có thể ban đầu bạn thấy khó nói về việc mình bị ung thư, nhưng bạn sẽ thấy rằng việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc có thể giúp bạn đương đầu với ung thư tốt hơn. Sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình và người thân có thể rất hữu ích cho bạn trong suốt hành trình ung thư.

Những người gần gũi với bạn cũng có thể có những cảm xúc tiêu cực giống như bạn. Cách tốt nhất để bạn và gia đình học cách đối mặt với cảm xúc là lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ y tế hiểu được sự xáo trộn cảm xúc mà bệnh nhân ung thư cũng như người thân gặp phải.

Một bác sĩ chuyên khoa am hiểu, sẵn sàng dành thời gian để trả lời các câu hỏi và xoa dịu cảm giác sợ hãi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, đồng thời giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình điều trị phía trước. Sẽ rất tốt nếu có một bác sĩ sẵn sàng giúp bạn tìm hiểu các lựa chọn điều trị và tư vấn cho bạn trong quá trình đưa ra quyết định. Trong quá trình điều trị, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm có khả năng đồng cảm với nhu cầu của bạn sẽ có thể giúp bạn cảm thấy được an ủi trong cả quá trình.

Tham gia một nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát cảm xúc của bạn trong suốt hành trình ung thư. Thường thì những bệnh nhân ung thư khác chính là những người có thể đồng cảm nhất với những gì bạn đang trải qua. Công việc chăm sóc cho bệnh nhân ung thư có thể cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là khi bạn chỉ có một mình. Một mạng lưới gồm nhiều người chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể chia sẻ cho bạn các kinh nghiệm của họ và lan tỏa sự giúp đỡ về mặt tinh thần.

 

 

Nếu người bệnh cần tư vấn hoặc muốn nhận sách miễn phí “ Thoát khỏi ung thư – Những kiến thức cần biết”

Vui lòng liên hệ :

Công ty TNHH DỊCH VỤ ASIA HEALTHCARE

Lô 94 khu F4, đô thị Đại Kim, đường Nguyễn Cảnh Dị, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 1900 4606 trong giờ hành chính 08 giờ - 17 giờ

 Chuyên gia tư vấn ………….……………………………………………… 24h/7 ngày

 

: Nắm rõ cảm xúc của bệnh nhân để đồng cảm và động viên tích cực

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.