Mở cửa 8:00-17:30: Thứ 2 - Thứ 6 Mở cửa 08:00-12:00: Thứ 7

Những việc nên làm ở thời điểm phát hiện mắc ung thư

Khi mới bị chẩn đoán bị ung thư, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ xem mình có bao nhiêu thời gian để đưa ra quyết định lựa chọn phác đồ điều trị và bắt đầu điều trị ung thư.

 

1. Trao đổi với bác sĩ về bệnh tình

Trong đa số trường hợp, bệnh nhân bị ung thư cần thêm chút thời gian để tìm kiếm, tham khảo và thậm chí thảo luận về phác đồ điều trị của mình để có được quyết định sáng suốt nhất.

Nhiều người cho rằng việc nói chuyện với các bác sĩ thường rất khó khăn, do chủ đề về ung thư luôn chứa đựng nhiều ngôn ngữ chuyên môn phức tạp. Cả bệnh nhân và bác sĩ đều gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin bệnh tình, từ đó khiến cho quá trình giao tiếp trở nên không hiệu quả.

"Việc trao đổi một cách cởi mở luôn là chìa khóa quan trọng trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, vừa giúp bệnh nhân có thêm nhiều thông tin hữu ích, đồng thời giúp cho bác sĩ hiểu rõ hơn về cảm xúc người bệnh của mình".

 

2. Hiểu rõ các triệu chứng bệnh của mình

Bệnh nhân bị ung thư nên ghi lại những triệu chứng của mình vào một cuốn sổ. Hãy tự đặt ra các câu hỏi và trả lời để kiểm tra kiến thức của bản thân về bệnh ung thư đang mắc phải:

  • Tên chính xác của bệnh ung thư mà bạn mắc phải là gì? – Ví dụ: ung thư dạ dày
  • Bệnh ung thư của bạn đang ở giai đoạn nào? – Ví dụ giai đoạn 3A.
  • Chúng ta đã biết những gì về căn bệnh này để đưa ra quyết định điều trị như thế nào?

3. Biết những rủi ro của các liệu pháp điều trị

Bệnh nhân bị ung thư cần tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi sau:

  • Liệu pháp điều trị này có những tác dụng phụ nào và những tác dụng này có thể ngăn ngừa hay kiểm soát như thế nào?
  • Liệu pháp này sẽ được tiến hành như thế nào?
  • Thời gian điều trị trong bao lâu?

4. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khác

Mọi bệnh nhân bị ung thư đều có quyền hỏi và xem xét, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khác. Bác sĩ điều trị cũng mong muốn bệnh nhân làm như vậy để tìm kiếm nhiều phương pháp chăm sóc cũng như biết thêm những thông tin mới về căn bệnh ung thư mà bệnh nhân đang mắc phải.

5. Đi khám bác sĩ cùng bạn bè hay người thân

Người thân hoặc bạn bè có thể giúp bệnh nhân bị ung thư lắng nghe, ghi lại những điều quan trọng, hỏi những câu hỏi cần thiết và cũng giúp có thêm động lực tiếp tục trị bệnh. Nếu có mọi người xung quanh đi cùng, tinh thần cũng thoải mái hơn khi phải gánh chịu một mình.

Hãy nói chuyện với bạn bè thân thiết và gia đình về vấn đề bạn gặp phải, họ sẽ giúp đỡ và ủng hộ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn về mặt tinh thần. Đầu tiên cần nói chuyện với những người bạn thân nhất hoặc gia đình trước. Sau đó, hãy lập ra một danh sách những người mà có thể tin cậy để chia sẻ.

6. Chuẩn bị tài chính để điều trị bệnh lâu dài

Bệnh nhân nên tham khảo các nhân viên tư vấn tài chính hay xã hội để biết về hóa đơn thăm khám bác sĩ, viện phí, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị ung thư và các loại thuốc cũng như dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khác. Nên xem xét nơi điều trị sao cho đạt hiệu quả cao nhất với căn bệnh ung thư mình mắc phải và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế.

Khi bị chẩn đoán bị ung thư, bệnh nhân sẽ không rơi vào trạng thái suy sụp nếu thực hiện các lời khuyên trên. Tất cả chúng ta đều không tránh khỏi mắc bệnh ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Thế nên, cần duy trì thái độ sống tích cực kết hợp với điều trị nghiêm túc để có thể hồi phục nhanh chóng nhé.

 

Nếu người bệnh cần tư vấn hoặc muốn nhận sách miễn phí “Thoát khỏi ung thư - Những kiến thức cần biết”

Vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH DỊCH VỤ ASIA HEALTHCARE

Lô 95 khu F4, đô thị Đại Kim, đường Nguyễn Cảnh Dị, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 1900 4606 trong giờ hành chính 08 giờ - 17 giờ

                     

: Những việc nên làm ở thời điểm phát hiện mắc ung thư

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.